Cẩm nang phòng tránh bệnh cảm cúm trong mùa đông
Khi thời tiết chuyển lạnh khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và dễ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Đây là bệnh phổ biến và thường gặp nhiều nhất vào mùa đông. Cụ thể, Người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2-4 lần/năm. Trẻ em, đặc biệt là trẻ chưa đến tuổi đi học có thể mắc 5-9 lần/năm. Vì vậy, cẩm nang phòng tránh bệnh cảm cúm trong mùa đông dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích để các bạn tham khảo:
1. Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh thường gặp khi tiết trời chuyển mùa, khoảng từ cuối năm kéo sang đầu xuân. Sự thay đổi nóng, lạnh đột ngột của thời tiết khiến cơ thể của chúng ta lúc đó không phản ứng kịp, dẫn đến sức đề kháng bị yếu đi. Thêm vào đó, do trời lạnh, mọi người thích đóng cửa sổ, lại càng tạo điều kiện cho virus cúm phát triển.
Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây cảm lạnh. Triệu chứng chính và đầu tiên là chảy nước mũi. Cũng có thể ngứa hoặc đau họng, mũi ngày càng tắc, hơi đau người, đau đầu nhẹ trong giai đoạn đầu bị nhiễm. Chất tiết từ mũi có thể ngày càng đặc và màu hơi vàng. Các triệu chứng khác của cảm lạnh là: Hắt hơi; Chảy nước mắt; Ho; Sốt nhẹ (dưới 39oC); Hơi mệt…
2. Cách phòng tránh bệnh cảm cúm
Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh vì chúng chưa đủ sức đề kháng đối với hầu hết những loại virus gây cảm lạnh. Chúng thường không lưu ý đến việc rửa tay, làm cho bệnh cảm lạnh dễ lan truyền hơn.Cả trẻ em và người lớn đều dễ bị cảm lạnh nhất vào mùa thu và mùa đông.
Khi lớn lên sẽ ít mắc bệnh hơn so với khi còn nhỏ, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên nếu: Luôn ở trong nhà và đóng cửa khi tiếp xúc với những người khác trong suốt cả mùa thu và mùa đông; Bị căng thẳng về tâm lý; Bị phản ứng dị ứng ảnh hưởng đến việc thông mũi. Từ khi còn nhỏ, các bạn đều được bố mẹ, thầy cô dạy luôn giữ tay chân sạch sẽ để vi trùng không xâm nhập. Theo nghiên cứu cho thấy, thông qua con đường gián tiếp, các loài vi trùng tiềm ẩn trên ngón tay có nhiều cơ hội tiếp xúc với miệng và mắt chúng ta, chưa kể các virus lây lan trực tiếp mà mắt thường không thể nhận biết. Điều này cần thiết phải vệ sinh tay chân sạch sẽ.
Hệ thống miễn dịch sẽ phải làm việc dưới áp lực lớn khi thiếu nước, vì lúc này, quá trình trao đổi chất không thể diễn ra trơn tru, khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm cảm lạnh hoặc cảm cúm. Chú ý bổ sung đầy đủ nước trong cơ thể để các cơ quan có thể làm việc hiệu quả nhất.
Đồng thời, bạn nên tiêm phòng là một cách bạn có thể bảo vệ chính bản thân và gia đình mình khỏi cảm cúm hoặc cảm lạnh trong thời tiết lạnh giá. Uống nhiều nước: uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày và nghỉ ngơi nhiều. Tránh những đồ uống có cồn, cafein và khói thuốc. Những chất này có thể gây mất nước và kích thích các triệu chứng của bệnh. Tạm nghỉ làm: vì bị sốt, ho nặng hoặc thấy buồn ngủ do uống thuốc. Khi cảm lạnh, hãy đeo khẩu trang nếu sống hay làm việc cùng với những người mắc bệnh về hệ miễn dịch mạn tính hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương.
Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của phòng: Luôn giữ cho phòng ấm và không quá nóng. Tốt nhất nên có sản phẩm đèn sưởi vì hầu hết các sản phẩm đèn sưởi nhà tắm được thiết kế dựa trên sự phát nhiệt của các thiết bị sợi đốt và chúng sẽ làm phòng tắm của bạn ấm lên với một nhiệt độ vừa đủ để bạn cảm thấy thoải mái nhất. Hơn thế nữa, đèn sưởi nhà tắm Heizen làm nóng tức thì, tạo ra ánh sáng ấm áp như mùa hè. làm cho bạn và gia đình không còn cảm giác ngại tắm trong những ngày đông lạnh buốt; các thiết kế đèn sưởi ấm bằng tia hồng ngoại nên rất tốt cho da và như sức khỏe của bạn (làm đẹp da và chữa bệnh…)
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý luyện tập nâng cao sức khỏe để có một sức đề kháng tốt cho cơ thể và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi bị cúm.
Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trên đây các bạn có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất vào mùa đông năm nay. Các sản phẩm đèn sưởi cho nhà tắm, đèn sưởi mùa đông được bán tại http://densuoicaocap.com/.